Menu
Město Chrastava
MěstoChrastava

Lịch sử thành phố


ChrastavaChrastava có lịch sử lâu đời và phong phú.Chứng minh đầu tiên về sự hiện diện của thị trấn này được ghi chép trong quyển sách xuất bản vào năm 1352 nói về phương thức trao đổi hàng,lúc bấy giờ nơi đây được gọi tên là Cratzuia.Từ sự ghi chép đó có thể xác nhận rằng vào thời kỳ ấy Chrastava là trụ sở tương đối lớn,lớn hơn nhiều so với Liberec láng diềng.Giửa thế kỷ 13 có thể được xem là mốc khởi đầu cho sự phát triển Chrastava, vào khi mà vua Séc Přemysl Otakar đệ nhị mời dân của các nuớc láng diềng đến vùng biên giới hoang vu này để khai phá nhằm đưa lại lợi ích cho cả nước.Chủ yếu là những người thợ mỏ của thành phố Pirna (tên hiện nay) của xứ Sasko đã đến đây thành lập thị trấn từ những làng mạc của người Serbia (không được xác minh) và họ đã bắt đầu khai thác kim loại như đồng,kẻm,chì,bạc,sắt v.v. ở các vùng ngoại ô thị trấn.

TRadnicerong thời kỳ phong trào giáo sỹ Hus,Chrastava đã trở thành điểm xuất phát của các cuộc càn quét. Lúc đó thị trấn có một lâu đài bằng gỗ xây trên ngọn đồi không cao thuộc sở hữu của ông Mikuláš ở vùng Kajšperk.Ông này đã lợi dụng sự rối loạn của thời ấy để dùng quân đội của mình càn quét cuớp bóc vùng Lužice gần đó.Nhưng vào năm 1433 liên minh thương mại-quân sự của sáu thị trấn Kamenz,Lỏbau,Bautzen,Zittau,Gỏrlitz và Lublan đã phá hủy lâu đài này.Cùng với lâu đài,hầu như cả thị trấn ,kể cả nhà thờ và trụ sở hành chính cũng bị phá hủy.Hàng chục năm sau đó Chrastava rơi vào thời kỳ khủng hoảng do sự di dân,hạn chế buôn bán, nghề thủ công xuống dốc.

Vào thế kỷ 16 đến 17 việc khai thác quặn ở Chrastava đi vào bế tắt.Các ngọn đồi xung quanh đã hết dự trữ và phần lớn dân Chrastava phải tìm nguồn sinh sống mới.Cho nên những xưởng thủ công gia đình đầu tiên chủ yếu sản xuất hàng vải và những sản phẩm nhỏ khác đã hình thành.Nền móng ngành công nghiệp dệt được đặt từ đó,nhưng phải đến năm 1815 mới bắt đầu phát triển khi nhà máy dệt đầu tiên của ông Pollack được xây dựng gần nhà thờ trong công viên hiện nay. Trong vòng một thế kỷ đã hơn mười nhà máy dệt được kế tiếp mọc lên.

Vào năm 1855 Chrastava trở thành huyện lỵ. Điều này cùng với việc mở tuyến đường sắt Žitava-Liberec vào năm 1859 đã hổ trợ cho sự phát triển nhanh chóng không những của công nghiệp mà cả đời sống văn hóa. Nhiều tổ chức hoạt động văn hóa đã được hình thành trong huyện lỵ,nhiều hiệu ăn ngoài trời đã mọc lên trên vùng ngoại ô. Vào năm 1870 tòa án huyên đã bắt đầu hoạt động.

Sau khi cái gọi là hiệp uớc Munich được ký kết ,CH Tiệp Khắc đã mất một vùng lãnh thổ đáng kể-vùng Sudet.Chrastava nằm trong vùng này,vì vậy thành phố thuộc Quốc xã đệ tam. Thành phố đã tham gia vào sản xuất phục vụ chiến tranh, n/m Spreewerk (gần ga xe lửa) đã sản xuất lựu đạn và các vũ khí khác. Tù binh,những kẻ bị giam giữ và cả phụ nữ ở trại tập trung gần đó là nhân lực chủ yếu cho chế tạo vũ khí lúc bấy giờ.Cho đến giờ trên ngọn đồi ngay trên n/m còn có những hiện vật của đường dây cáp đã chở các phụ kiện nguy hiểm đến các xưởng lắp ráp thành phẩm.Một khối lượng kim loại lớn cũng còn tại đây,may mà chúng chưa được biến thành đạn dược giết người,vì ngày 9 tháng 5 năm 1945 xe tăng Nga đã tiến vào và kết thúc (không cần chiến đấu) cuộc chiến tranh đẩm máu nhất trong lịch sử loài người.Không ai tính số người đã tử vong hay đã bị làm nhục ở Chrastava trong cuộc chiến tranh này.

Sự giả man mới được kết thúc một cách xa vời.Dân Séc trở về lại vùng Sudet cùng với những người đầy hằn thù đối với dân tộc Đức đã tràn vào thành phố và đối xử với dân Đức sống ở địa phương một cách tàn bạo.Sự duy chuyển đã bắt đầu.Tệ hại nhất và nhục nhã nhất là chuyến duy chuyển đầu tiên, đối với sự việc này có lẽ dùng từ Đức „Vetreibung“ đúng nghĩa hơn,tức „xua đuổi“.

Dân số Chrastava từ hơn 8000 (ngay trước khi chiến tranh kết thúc) đã giảm xuống dưới 3000 vào năm 1948.Thêm vào đó là số người mới đến không có tương lai,cố thu vén cho mình nhiều nhất trong vùng gần như hoang vắng đã đưa thành phố đến phá sản.Thời kỳ từ 1948-1989 biểu trưng của những sao đỏ không ủng hộ những truyền thống mới đã được hình thành chủ yếu giửa những dân chúng mới đến ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc,cho nên vào cuối thập kỷ năm 80 tại đây không có gì ngoài một thành phố ảm đạm,đổ nát,không có tương lai.

Nhưng cuộc cách mang nhung lụa vào cuối thạp kỷ 80 đầu 90 đã thay đổi tất cả.Những người tham gia ban lãnh đạo mới của thành phố thạt sự muốn làm cho Chrastava trở thành thành phố đúng nghĩa toàn diện,có nhiều nơi hấp dẫn,có truyền thống mới,làm sao Chrastava trở thành thành phố thật sự với những công dân thật sự.Con đường đã qua không phải dể, đã gặp cản trở,đang gặp và sẽ gặp nhiều cản trở hơn là cách giải quyết,nhưng những ai đang sống tại Chrastava tự biết rõ nhất những việc gì đã làm được và những gì còn chờ đợi chúng ta.

O městě